Mật lợn[/b] dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Danh y biệt lục là chất lỏng lấy trong túi mật của Lợn, tên động vật Sus scrofa domestica Brisson, họ lợn (Suidae). Ở nước ta đâu cũng có nuôi lợn, nếu cần lấy làm thuốc đặt mua tại các lò mổ lợn.Mật lợn dùng kết hợp với nghệ vàng hoặc gừng tươi có thể chữa chốc đầu, nhọt độc.
Mật động vật được dùng làm thuốc trong cả y học hiện đại và y học cổ truyền. mật lợn có vị đắng, tính hàng, qui kinh Can, Đởm, phế, Đại tràng. Còn y học cổ truyền mật lợn có tác dụng thanh phế hóa đàm, thanh nhiệt giải độc. Thành phần hóa học chung của mật là acid cholic, acid dehydro-cholic, cholesterol, muối mật, sắc tố mật bilirubin. Tác dụng chủ yếu của mật là giảm đau, làm se, kích thích tiêu hóa, lợi tiểu (dùng uống) và tiêu xưng, diệt khuẩn, hàn vết thương (bôi ngoài).
Ít dùng tươi vì rất đắng, khó uống lại không để được lâu. mật lợn thường được chế biến như sau: Cắt túi mật, hứng nước mật vào một bát to đã khử khuẩn. Đun Cách thủy, khuấy đều cho đến khi nghiêng bát mà mật không chảy là được dạng cao lỏng. Hoặc nhỏ từ từ dung dịch no phèn chua vào nước mật đến khi hết kết tủa. Lọc để lấy tủa. Rửa tủa bằng nước cất, để loại phèn thừa. Đựng tủa trong một đĩa men, cho vào tủ sấy ở nhiệt độ dưới 70 độ C đến khi khô. Tán thành bột, sẽ được cao khô.
2. Cách dùng mật lợn[/b]
[/b]
– mật lợn chữa đau bụng, đau dạ dày, ho, ho gà, hen, viêm đại tràng[/b], vàng da, sỏi mật. Dùng cao mật đặc với liều 0,5-2 g một ngày.
– Sirô mật lợn chữa ho gà[/i]: Lấy cao mật khô tán mịn, trộn với sirô, tỷ lệ 1 ml sirô chứa 2 mg cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần nửa thìa cà-phê cho trẻ dưới 1 tuổi; 1-2 tuổi uống 1 thìa; 3 tuổi dùng 1 thìa rưỡi; hơn 3 tuổi dùng 2 thìa.
– Viên mật lợn trị táo bón[/i]: Bột cao mật lợn khô trộn với tá dược làm thành viên 0,1 g. Người lớn mỗi ngày uống 6-12 viên, chia làm 2 lần uống vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu táo bón nhiều, có thể dùng ngày đầu 20 viên rồi giảm dần. Xí nghiệp Dược phẩm 1 đã bào chế viên Lô đảm gồm cao mật lợn, lô hội, phenolphtalein để chữa táo bón, suy gan, nhiễm khuẩn đường ruột. Ngày uống hai lần, mỗi lần 2-4 viên sau bữa ăn.
– Viện y học cổ truyền dùng cao mật lợn chữa hen suyễn. mật lợn uống với hạt vừng đen làm tăng tác dụng nhuận tràng.
– Dùng ngoài, nước mật lợn để nguyên hoặc cô đặc phối hợp với hoàng bá, bôi chữa bỏng; kết hợp với nghệ vàng hoặc gừng tươi, bôi chữa chốc đầu, nhọt độc; với cao đặc hành tươi, củ tỏi, lá trầu không và lá ớt chữa vết thương phần mềm, bỏng. mật lợn phối hợp với củ sả, hạt muồng trị rắn cắn; với ít giấm đem thụt vào hậu môn làm thông đại tiện.
Xem thêm: viêm đại tràng nên ăn gì